Camo kỹ thuật số hay ngụy trang kỹ thuật số. Cụm từ “kỹ thuật số” ở đây được hiểu là là một mẫu ngụy trang được thiết kế bằng cách sử dụng các thuật toán máy tính được lập trình để tạo ra các điểm hình có khả năng ngụy trang tốt nhất.
Lý thuyết của camo kỹ thuật số là sử dụng các điểm ảnh vuông, dạng như pixel trên màn hình máy tính, để hiển thị thành mảng màu theo ý đồ ngụy trang của nhà sản xuất. Việc dùng các điểm ảnh này theo lý thuyết là sẽ làm giảm độ tương phản ở đường viền của các mảng màu, giúp các màu camo này có thể dễ dàng hòa với môi trường xung quanh, cũng như không bị quá nổi bật trong đêm khi sử dụng các thiết bị nhìn đêm.
Để tạo ra một màu camo digital, người ta lựa chọn các màu thành phần, đưa vào máy tính, chọn tỷ lệ của màu sắc đó, và máy tính sẽ sử dụng thuật toán để tạo ra các mảng màu ngụy trang. Camo digital ban đầu là các màu dạng vuông pixel nhưng cho đến ngày nay đã có nhiều dạng khác nhau, như hình lục giác, hình tròn chẳng hạn, các loại này vẫn được gọi chung là Camo kỹ thuật số.
Quốc gia đầu tiên áp dụng mô hình kỹ thuật số thực sự là Canada, quốc gia này đã giới thiệu thiết kế CADPAT (Canadian Disruptive Pattern) vào năm 1997. Tiếp theo là thiết kế MARPAT của Thủy quân lục chiến Mỹ (US Marines Corp – USMC). Thực chất MARPAT có thể coi là một biến thể của CADPAT vì sử dụng chung các màu, chỉ khác về phần trăm độ phủ của các màu.
Ngoài ưu điểm về viền các mảng màu, camo kỹ thuật số còn đem lại cảm giác hiện đại, mới mẻ, nên đã có nhiều quốc gia cũng đã học theo, và camo kỹ thuật số vẫn còn phổ biến đến nay.
Một số màu camo kỹ thuật số nổi tiếng được nhiều người biết đến như UCP – Universal Camouflage Pattern, CADPAT, MARPAT desert và MARPAT woodland của USMC, AOR 1, 2 của US Navy Seal, NWU của US Navy, SURPAT vả Flora của Nga
Việt Nam chúng ta cũng có camo kỹ thuật số, tuy nhiên không được trang bị toàn quân mà chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm