Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024

Spetsnaz – Lực lượng đặc nhiệm thiện chiến

Ra đời năm 1915, đội quân tinh nhuệ Spetsnaz đã có lịch sử vàng son khi từng làm quân Đức bạt vía kinh hồn. Nhưng kể từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi cục diện thế giới bước vào giai đoạn mới, Spetsnaz cũng thay đổi, trở thành một lực lượng đặc nhiệm với những cuộc giải cứu con tin nổi tiếng trong lịch sử.

- Advertisement -

Đội quân thiện chiến

Từ “Spetsnaz” là một từ tiếng Nga không cần phải dịch, đơn giản vì nó đã xuất hiện trong rất nhiều ngôn ngữ để mô tả sự thiện chiến khó diễn tả thành lời của lực lượng đặc nhiệm Nga. Từ chiến tranh thế giới thứ nhất, đội quân với lá cờ hiệu hình đầu lâu xương chéo này đã reo giắc nỗi kinh hoàng cho quân đội Đức dọc bờ biển Baltic. Nhiều người cho rằng đội quân Spetsnaz được thành lập từ thời Liên Xô cũ, nhưng trên thực tế Spetsnaz có một lịch sử lâu đời hơn thế.

Vào tháng 10-1915, Trung úy Leonid Punin của Quân đoàn số 8 đóng quân tại Phần Lan đã nảy ra ý tưởng thành lập một binh đoàn tinh nhuệ với khả năng “chọc thủng hàng quân và huỷ diệt hoàn toàn quân đội của Đức”.

Cấp trên của ông cho rằng một đội quân không phải là gián điệp, tấn công là chính nhưng vẫn có thể phá quấy kẻ thù sau lưng sẽ rất cần thiết, và họ đã bật đèn xanh cho Leonid Punin ngay tức khắc. Tất nhiên, nước Nga đã từng có những binh đoàn như thế, ví dụ như đội quân du kích của tướng Denis Davydod tham chiến năm 1812, nhưng Spetsnaz sẽ là lực lượng đầu tiên được chính thức giao cho những nhiệm vụ mang tính chất “đặc biệt”.

Chiến trường đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1812, để vừa cản phá hàng thủ bao vây tứ phương, vừa xuyên thủng hàng dây kẽm gãi dày đặc (một “đặc sản” của các đội quân phương Tây thời bấy giờ) để tiêu diệt quân địch từ phía sau không hề dễ dàng một chút nào. Những người lính của tướng Punin phải sáng tạo và nắm chắc được những chiến thuật du kích vô tiền khoáng hậu trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi.

Tuy nhiên với những người lính của Spetsnaz, chiến đấu không khó khăn gì với họ, đơn giản vì phần lớn quân số là người Cozak, tộc người nổi tiếng vì kỹ năng quân sự, đặc biệt là tài cưỡi ngựa. Để thu phục những con người nổi tiếng là độc lập và nổi loạn, tướng Punin, cho dù không phải là người Cozak, vẫn được cấp trên phong tặng chức “Ataman”- từ chỉ chức chỉ huy của tộc Cozak.

Theo cựu thành viên Spetsnaz Olga Kholosilova, chiêu bài này chủ yếu nhằm giúp cho Punin giành được sự tôn trọng từ những người thuộc cấp và nó đã phát huy tác dụng: những người lính của ông không gọi ông bằng bất kì cái tên nào khác ngoài “Ataman”.

- Advertisement -

Ngoài người Cozak, đội quân đa sắc tộc này còn có cả những binh lính người Nga, Ukraina và Latvia. Họ phải cao to, khoẻ mạnh, cơ bắp, giỏi võ nghệ, có kinh nghiệm chiến đấu và phải nói được ít nhất một trong bốn thứ tiếng Đức, Ba Lan, Lithuania và Latvia vì đoàn quân chủ yếu tham chiếm ở những vùng bị quân Đức chiếm giữ.

Các binh lính được trang bị dao găm và súng trường Đức, nhưng họ không được trang bị đạn vì đạn dược là quá cồng kềnh với một binh đoàn du kích. Để nạp đạn và chiến đấu, những người lính Spetsnaz chỉ có hai cách: hoặc đánh gục binh lính Đức để đoạt súng của họ, hoặc tổ chức cướp kho đạn của quân địch.

Việc đối diện với nghịch cảnh mỗi ngày lại càng khiến đội quân này trở nên thiện chiến và Spetsnaz trở thành cơn ác mộng của quân đội Đức. Đến năm 1950, Spetsnaz đã có 5.500 lính và 46 đại đội, được chia thành 3 nhóm, bao gồm hải quân, lục quân và lực lượng đặc nhiệm.

Tuy nhiên, khi những trận chiến kiểu cũ đã dần biến mất và hai cực thế giới bước vào giai đoạn ba của “Chiến tranh lạnh”, đội quân Spetsnaz cũng phải thay đổi để theo kịp thời đại. Kể từ cuối thập nhiên 60, binh đoàn này không còn là một đội quân chỉ cần đi cướp kho đạn và đánh nhau với địch, và cũng không chỉ cần tuyển những anh lính gốc Cozak to cao khoẻ mạnh, giỏi võ thuật và cưỡi ngựa nữa. Spetsnaz đã trở thành lực lượng đặc nhiệm kể từ đó.

Để được trở thành một thành viên của Spetsnaz, một người lính phải trải qua hàng loạt đợt luyện tập vô cùng khắc nghiệt, và đã không ít người đã phải bỏ mạng. Họ sẽ bất ngờ bị bỏ rơi ở trong rừng sâu hoặc trong sa mạc mà không được cung cấp thức ăn, nước uống, bản đồ và phải tự tìm đường về với đồng đội, phải đánh gục được cả một đơn vị toàn những người anh em thân thiết, thậm chí cấp trên của mình, phải tập tự chế vũ khí, và phải sử dụng thông thạo từ cái búa đến khẩu súng máy, biết lái từ xe máy đến xe tăng chống đạn.

- Advertisement -

Chưa hết, những người lính này còn phải rèn luyện sức chịu đựng tâm thần mỗi ngày cho đến khi “tốt nghiệp” để có thể ứng phó với những đòn tra tấn của kẻ thù. Chính chế độ luyện tập tàn bạo này đã biến Spetsnaz thành một đội quân danh tiếng với những chiến công đi vào lịch sử.

Một trong những chiến công nổi tiếng nhất của Spetsnaz mang tên Bão-333. Ngày 27-12-1979, đội Spetsnaz đột nhập vào cung điện Tajbeg, Afghanistan, tiêu diệt Thủ tướng Afghanistan là kẻ độc tài Hafizullah Amin cùng 100 cận vệ, tóm gọn 150 cận vệ khác. Liên Xô sau đó đã đưa Babrak Karmal lên làm thủ tướng, đánh dấu một trong những cuộc đảo chính nhanh gọn nhất lịch sử. Một chiến công khác của đội Spetsnaz là vụ giải cứu con tin năm 1985.

Vào tháng 10-1985, Điện Kremlin nhận được tin bốn nhà ngoại giao của Liên Xô đã bị một nhóm vũ trang mang tên Đội quân Giải phóng Hồi giáo, một nhánh cực đoan của Hội Huynh đệ Hồi giáo, tại Beirut, Li Băng, bắt cóc. Hành động này được cho là một hành động đáp trả của Li Băng sau khi Liên Xô công khai ủng hộ Syria trong cuộc nội chiến Li Băng.

Khi biệt đội A của Spetsnaz đến được Li Băng thì một trong bốn con tin đã bị giết hại, Bằng mạng lưới thông tin của KGB, đội A của Spetsnaz đã tìm ra được tung tích của những kẻ bắt cóc, từ đó truy lùng ra người thân của chúng. Thể theo quy tắc không khoan nhượng với khủng bố của Liên Xô, đội A đã bắt giữ người thân của những tên khủng bố, và gửi những phần thi thể của thân nhân cho những tên khủng bố, kèm theo một thông điệp rõ ràng: những nhà ngoại giao Liên Xô bị chúng giữ càng lâu thì sẽ càng có nhiều mảnh được gửi đến. Màn phô diễn sức mạnh tàn bạo này đã hiệu quả ngay tức khắc: toàn bộ con tin được thả. Không những thế, trong suốt 20 năm sau đó, không một quan chức Liên Xô hay Nga nào làm việc ở nước ngoài bị hãm hại, cho đến vụ bắt cóc và giết hại bốn nhân viên Đại sứ quán Nga tại Iraq vào năm 2006.

Một chiến công không thể nào quên khác của lực lượng đặc nhiệm Nga là vụ giải cứu máy bay TU-154 năm 1987. Vào ngày 8-3-1987, một chiếc máy bay chở 76 hành khách đã bị 11 tên không tặc khống chế, ép hạ cánh xuống một sân bay quân sự ở gần Leningrad. Hai người lính Spetsnaz đã cải trang thành thợ máy, đường hoàng đi lên máy bay và hạ gục cả 11 tên khủng bố chỉ trong vài phút, giải cứu toàn bộ con tin an toàn.

Tuy nhiên, biệt đội Spetsnaz không thể nào trăm trận trăm thắng. Một trong những sai lầm hiếm hoi của đội quân này là vụ bắt cóc con tin ở Bệnh viện Budyonnovsk, tháng 6-1995. Từ ngày 14 đến ngày 19-6-1995, khoảng 80-200 tên khủng bố người Chechnya đã tấn công thành phố Budyonnovsk, chiếm đồn cảnh sát và bệnh viện.

Sau nhiều giờ giao chiến với cảnh sát Nga, những tên khủng bố đã lui về khu dân cư và đoạt lấy bệnh viện thành phố, nơi chúng giam giữ khoảng 1.500-1.800 con tin, trong đó có 150 trẻ em. Sau 3 ngày thương lượng, nhà chức trách Nga ra lệnh cho lực lượng đặc nhiệm tấn công hòng chiếm lại bệnh viện và giải cứu con tin. Sau vài giờ giao tranh, rất nhiều con tin bị trúng đạn lạc và thiệt mạng, nhưng những tên khủng bố đã đồng ý thả 227 con tin.

61 người khác sau đó được giải cứu. Cuộc tấn công thứ hai và thứ ba được tiến hành sau vài tiếng, và gây ra thương vong còn kinh khủng hơn nữa. Nhà chức trách Nga cáo buộc những tên khủng bố đã sử dụng các con tin như khiên chống đạn. Theo báo cáo chính thức, 129 con tin thiệt mạng ngay tại hiện trường, 18 người qua đời tại bệnh viện và 415 người bị thương, 11 cảnh sát Nga và 14 lính đặc nhiệm hy sinh.

Tuy nhiên những thất bại đẫm máu và những chỉ trích cho rằng các phương pháp của đội Spetsnaz là quá bạo lực và dã man một cách không cần thiết vẫn không thể che mờ đi tiếng tăm của họ. Spetsnaz hiện vẫn là một lực lượng không thể thiếu của Nga, kể cả ở trong nước lẫn ngoài nước, và cả ở những nơi không ngờ tới như…Bắc Cực,

Ủng hộ ly cà phê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gửi phản hồi

- Advertisment -